Cũng như nông nghiệp, mỗi hiện tượng tự nhiên có tác động, làm ảnh hưởng đến việc làm, người Chăm đều cho rằng là do thần linh, tổ nghề ban phát, phù hộ khi thuận lòng hoặc trừng phạt gia đình, cộng động khi thần linh nổi giận.
Khi phơi gốm hoặc nung gốm gặp mưa, gió làm hư hỏng, vỡ nhiều đồ gốm thì họ cho rằng là do thần linh nổi giận. Khi việc làm gốm suôn sẻ tốt đẹp, gốm đạt chất lượng tốt, gốm bán được nhiều người mua thì họ cho rằng thần linh và tổ nghề phù hộ độ trì.
Do vậy, để được thần linh luôn phù hộ, họ thường cúng lễ cho thần làng, thần tổ nghề Po Klaong Can.
Nguồn Báo Ninh Thuận: Các vị chức sắc thực hiện mặc trang phục cho vợ chồng tổ nghề Po Klaong Can
Cũng như bao làng Chăm khác, sau một thời gian li tán trong lịch sử, làng Chăm dần dân định cư. Trong chiến tranh, nhiều làng xóm bị biến mất hoặc biển đổi, nhiều làng bị mất gốc, dân làng không ai còn nhớ đầy đủ về lịch sử của làng.
Không biết có gốc gác từ đâu trong lịch sử Champa nhưng hiện nay người Chăm Bàu Trúc vẫn còn tự nhận là con cháu của Po Klaong Can – một quan cận thần của vua Po Klaong Garai (1151 – | 205).
Người dân ở dãy kể rằng chính Po Klaong Can đã giúp dân Bầu Trúc chạy giặc, thoát khỏi cảnh lầm than, đói khổ, dưa dân làng đến định cư ở cảnh đồng “Hamu Craok” và dạy dân đào đất sét, làm gốm cho đến nay.
Do đó, người dân nơi đây coi Po Klaong Can là tế sư của nghề gốm và lập đền thờ. Từ đó, cứ “mẹ truyền con nối”, nghề gốm Bàu Trúc còn bảo lưu truyền thống đến ngày nay.
Theo truyền thuyết các bô lão kể lại, Po Klaong Can là vị thần làng được người Chăm Bàu Trúc suy tôn. Cuộc đời và sự nghiệp của vị thần này không được sử sách ghi lại rõ rằng. Hiện nay, vị thần Po Klaong Can chi được biết đến trong truyền thuyết vua Po Klaong Garai.
Truyện kể rằng, thuở nhỏ Po Klaong Garai là một mục đồng, thân mình đầy ghẻ lác và phong hui. Lớn lên, Po Klaong Garai đi chăn trâu thuê. Một hôm, không may trâu bị lạc mất. Trên đường đi tìm trâu, Po Klaong Garai gặp Po Klaong Can đi bán trầu và hai người kết bạn thân với nhau. Lúc này, vì làm mất trâu, về nhà sợ chủ trâu đánh đập và bắt đền nên Po Klaong Garai không về nhà nữa mà quyết định trốn theo Po Klaong Can.
Trên đường đi bán trâu, đến chỗ di tích Đá Chẽ (Batau Tablah) thuộc địa phận Chung Mỹ huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận ngày nay, Po Klaong Garai cảm thấy thân mình bị đau nhức từ đầu đến chân, nên không thể đội trầu tiếp tục đi bản được nữa.
Lúc này, không ai cứu giúp nên Po Klaong Can quyết định bê Po Klaong Garai nằm một minh tại Đá Chẽ để chạy về nhà báo tin cho cha mę Po Klaong Garai. Đến chiều tối, khi Po Klaong Can cùng nhiều người đem cơm nước trở lại chỗ Po Klaong Garai nằm thì thấy một con rồng đang liếm toàn thân Po Klaong Garai.
Lạ thay, sau khi rồng liềm thì toàn thân ghê lác của Po Klaong Garai bỗng nhiên biến mất và Po Klaong Garai trở thành người đẹp trai, tuấn tú lạ thường. Con rồng biển mất, Po Klaong Garai tỉnh dậy Bakaya thấy Po Klong Can đứng trước mặt, ngại rất cảm động.
Lúc này, trong ý nghĩ, Po Klaong Can biết Po Klaong Garai không phải là người binh thường nữa mà thực sự ngài sắp trở thành vua. Po Klaong Can liền dâng cơm, nước cho ngài dùng trước nhưng ngài từ chối không muốn như vậy mà mời Po Klaong Can cùng ăn cơm với mình.
Mấy hôm sau, tin Po Klaong Garai trở thành vua lan khắp xử Chăm, triều đình, dân làng ăn uống, vui mừng. Nhớ đến tình bạn của mình, vua Po Klaong Garai mới Po Klaong Can về triều và phong chức tước nhưng Po Klaong Can từ chối, cáo quan về quê, quy tập dân làng Bàu Trúc và dạy dân làng làm gồm.