Visnu là vị thần có chức năng duy trì và bảo tồn sự sống. Vị thần mặt trời, đã từng đi qua vũ trụ chỉ bằng ba sãi chân tượng trưng cho ba giai đoạn của mặt trời: bình minh, giữa trưa và hoàng hôn.
Trong Hindu giáo, Thần Vishnu cùng với Shiva và Brahma tạo nên bộ ba các vị thần lớn, gọi là Tam vị. ngài được tôn kính như là Đấng tối cao trong giáo phái Vaishnava. Vishnu cũng được xem như là linh hồn tối thượng (Paramatman), Đấng Sáng Tạo Tối Cao (Parameshwara) được nói đến trong Yajur Veda, Taittiryia Aranyaka (10-13-1) hay là Chân Lý Cuối Cùng.
Với bản tính nhân từ, thần bảo vệ cuộc sống, diệt trừ loài quỷ dữ, sẵn sàng che chở và cứu giúp con người. Thần được tôn thờ với tất cả tấm lòng yêu mến, những người Hindu giáo luôn một lòng tôn vinh, kính trọng Thần và dành cho Thần những tước hiệu cao đẹp như: vị Thánh của các Thánh (Pavitram pavitranam), Đạo sư (Marga), Chân lý (Tattva), Từ phụ (Pita), Thân hữu (Suhrid). Ngoài ra còn rất nhiều các danh xưng khác nữa…
Đặc tính phân biệt của ông trong kinh Veda là vị thần kết hợp ánh sáng. Hai bài thánh ca Rigvedic trong Mandala 7 được dành riêng cho thần Vishnu. Cũng giống như thần Indra, Vishnu được xem như vị Thần tách trời và đất (Rig Veda 7.99).
Thần được coi là chúa tể của sáng tạo, người cai quản của quá khứ, hiện tại và tương lai; là một trong những người hỗ trợ, duy trì và điều chỉnh vũ trụ. Chính từ Ngài vũ trụ đã bắt đầu.

Hình ảnh: Bức phù điêu Vishnu ngồi trên lưng rắn Naga. Nguồn Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Hình tượng thần Vishnu (Iconography)
Thần được vẽ với pháp thân đang ngủ trên một con rắn có nghìn đầu có tên là Adhi Sesha hoặc Ananta Sesha; cùng vợ Ngài – nữ thần Lakshmi – đang xoa bóp chân trái của Ngài. Thần Narayana và rắn Adhi Sesha không thể tách rời. Ngay cả trong hóa thân của Vishnu là Ram và Krishna, thì rắn Adhi Sesha cũng hóa thân thành Lakshman và Balarama để phụng sự Đấng Toàn Năng.
Trong kinh Puranas, Vishnu được miêu tả là người sáng tạo màu sắc của những đám mây, cầm một bông hoa sen, gậy, con ốc (shankha) và một luân xa (charka).
Trong Bhagavad Gita, Vishnu được miêu tả là Ngài có một Khuông Mẫu Vũ Trụ (Vishvarupa) để giới hạn cảm nhận nhận thức của con người. Khi Krishna tiết lộ mình chính là hóa thân Vishnu đến Arjuna, trong ánh hào quang của Ngài các vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, Vinayagar, Hanumaan, Anjaneyar, Agni cùng chư Thiên khác và với nữ thần Lakshmi hiện linh ảnh trong lồng ngực của ông.
Krishna nói rằng “Ngài hiện diện khắp nơi. Ngài giữ vợ Ngài trong lồng ngực, để nhắc nhở con người hãy quan tâm đến người thân trong gia đình”. Rama, một hóa thần của ngài cũng luôn trung thành với Seeta Devi, đi theo con đường Chính Pháp, sống một cuộc sống có ý nghĩa với chúng sinh.
Bốn cánh tay của Ngài có Thần Lực mạnh mẽ và hiện diện mọi nơi. Hai cánh tay trước mặt chứng tỏ Vishnu hiện diện trong thế giới vật chất, trong khi hai cánh tay phía sau chứng tỏ Vishnu hiện diện trong thế giới tâm linh.
Màu xanh là bản chất của vạn vật khắp mọi nơi, nó là màu của bầu trời xanh vô hạn cũng như là màu của đại dương mênh mông mà Ngài cai quản. Trên ngực ông có ấn srivatsa, tượng trưng cho vợ của mình (nữ thần Lakshmi). Ngài đeo trên cổ mình chiếc hoa tai niềm tin Kaustubha và vòng hoa cổ Vanamaalaa. Ngài đội một vương miện, biểu tượng của quyền lực tối cao.

Ý nghĩa của các vật dụng đi cùng với thần Vishnu
Hình ảnh: Tượng thần Vishnu. Nguồn: Cục di sản văn hóa
Bên tay trái của ngài giữ Vỏ ốc (Panchajanya) có ý nghĩa là sự sáng tạo. Panchajanya được xem như là sự khởi đầu của năm yếu tố: đất, nước, lửa, không khí và bầu trời.
Bánh xe (chakra), Ngài giữ trên tay phải, là một vũ khí sắc bén có tên “Sudarshana”. Con đường xác định chân lý vĩnh cữu. Vũ khí này đại diện là hoa sen có sáu cánh, quyền lực điều khiển tất cả sáu mùa.
Cây gậy Gada (Kaumodaki) Ngài nắm trong tay trái phía dưới, đại diện cho sự tồn tại Phàm Ngã. Nó tượng trưng cho nguồn lực nguyên thủy, điểm khởi đầu của sức mạnh tinh thần và vật chất.
Hoa sen (Padma), Ngài giữ trong tay phải phía dưới, thể hiện sự giải thoát hay phân tán. Hoa sen tượng trưng cho quyền lực khởi đầu vũ trụ. Là sự tập trung của Chân Lý hoặc Satya, khởi đầu của quy tắc ứng xử hay Chính Pháp, và kiến thức (Gyana) trong một biểu tượng duy nhất.
Những ý nghĩa tượng trưng của những vật trên cho thấy Vishnu là một vị thần từ bi vì đã chỉ ra thực tướng của mọi sự, mọi vật trên đời cho loài người chiêm nghiệm.
Tài liệu tham khảo:
-
Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Visnu. https://chammuseum.vn/QLHVXemhienvat.aspx?IDHV=8&TEN=Vis
-
Khoa Đông phương học – ĐH KH XH&NV, Thế giới các vị thần ở Ấn Độ – Thần Vishnu. < https://dongphuonghoc.org/article/165/the-gioi-cac-vi-than-o-an-do-than-vishnu.html>
-
Cục di sản văn hóa, Tượng thần Vishnu. < http://dsvh.gov.vn/tuong-than-vishnu-3030>