KHÁI NIỆM LÍ THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
Theo Kolb, lí thuyết học tập trải nghiệm được cho rằng: “một chu trình mà ở đó, học sinh sẽ kiến tạo tri thức mới thông qua việc chuyển hoá những trải nghiệm. Kết quả đầu ra của kiến thức bao hàm việc nắm bắt và chuyển hoá từ những trải nghiệm thực tế.”
Lí thuyết học tập trải nghiệm khác với thuyết nhận thức (cognitive) và thuyết hành vi luận (behavioral) ở điểm thuyết nhận thức nhấn mạnh vai trò của quá trình nhận thức trong khi thuyết hành vi lờ đi vai trò của chủ thể trải nghiệm trong quá trình học tập.
Lí thuyết học tập trải nghiệm được Kolb khai triển nhấn mạnh nhiều hơn việc tiếp cận chủ thể tính và cách mà trải nghiệm, bao gồm sự nhận thức, những yếu tố thuộc về môi trường, và cảm xúc, ảnh hưởng/chi phối quá trình học tập.
MÔ HÌNH LÍ THUYẾT TRẢI NGHIỆM
Trong mô hình trải nghiệm, Kolb miêu tả hai cách thức khác nhau để nắm bắt [grasping] kinh nghiệm:
– Khái niệm hoá trừu tượng
– Kinh nghiệm cụ thể
Ông cũng nhận diện hai cách thức khác nhau của chuyển hoá [transforming] kinh nghiệm:
– Thử nghiệm tích cực
– Quan sát và phản tư
Bốn quan thức về học tập thường được mô tả bằng mô hình vòng tròn. Theo Kolb, kinh nghiệm cụ thể cung cấp những thông tin hỗ trợ nền tảng cho sự phản tư. Dựa trên sự phản tư, chúng ta đồng hoá những thông tin và hình thức đó qua những khái niệm trừu tượng[1].
Sau đó chúng ta sử dụng những khái niệm đã được xây dựng để phát triển các lí thuyết mới về thế giới, nơi mà chúng ta có thể kiểm nghiệm (các lí thuyết) một cách tích cực.
Thông qua thử nghiệm những ý tưởng, chúng ta một lần nữa thu thập những thông tin (mới) thông qua quá trình trải nghiệm, quay trở lại vòng đầu tiên của chu trình. Tuy nhiên, chu trình không nhất thiết bắt đầu từ những trải nghiệm. Mà thay vào đó, mỗi người cụ thể có thể chọn lựa hình thức học tập có hiệu quả nhất dựa trên những tình huống cụ thể.
VAI TRÒ CỦA SỰ ƯU TIÊN
Làm cách nào để chúng ta quyết định lựa chọn hình thức học tập trải nghiệm hiệu quả nhất?
Khi sự thay đổi những tình huống học tập được xem như quan trọng, sự ưu tiên lựa chọn của chúng ta có vai trò lớn. Kolb lưu ý rằng những người được xem như là “người quan sát” [watchers] được ưu tiên hơn về quan sát và phản tỉnh, trong khi đó những “người thực hiện” [doers] lại có xu hướng thâm nhập vào sự thử nghiệm tích cực.
“Bởi vì công cụ di truyền, những kinh nghiệm sống cụ thể trong quá khứ, và những nhu cầu về môi trường xung quanh chúng ta, chúng ta thường phát triển cách thức ưu tiên sự lựa chọn” Kolb lí giải.
Những sự ưu tiên này cũng hỗ trợ căn bản cho (lí thuyết) phong cách học tập của Kolb. Trong mô hình phong cách học tập này, một trong bốn kiểu hình đều có sự ảnh hưởng lớn đến những khả thể học tập trên hai vùng (học tập).
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH HỌC TẬP
Kolb đề xuất một vài yếu tố khác nhau có thể tác động đến việc lựa chọn ưu tiên những phong cách học tập. Một vài yếu tố mà ông đã nhận diện bao gồm:
– Năng lực thích ứng
– Lựa chọn nghề nghiệp
– Vai trò nghề nghiệp hiện tại
– Sự chuyên hoá trong giáo dục
– Phong cách cá nhân
SỰ ỦNG HỘ VÀ PHÊ BÌNH THUYẾT HỌC TẬP TRẢI NGHIỆM
Mô hình học tập trong lí thuyết của Kolb thường được ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục, nó thường được phê bình một cách rộng rãi vì một vài lí do khác nhau.
Ủng hộ lí thuyết Học tập trải nghiệm
Nghiên cứu của Kolb nhằm đề xuất sự tương quan [correlation] giữa phong cách học tập và việc lựa chọn chuyên ngành của học sinh. Học sinh lựa chọn chuyên ngành và chuyên môn ở trường đại học phù hợp với phong cách học tập cá nhân có khuynh hướng thừa nhận trong lĩnh vực của mình.
Học tập trải nghiệm có thể hỗ trợ tốt cho học sinh khám phá ra điểm mạnh của bản thân khi họ học tập, khám phá những kiến thức mới. Lí thuyết định hướng người học cách mà học sinh phát triển những điểm mạnh của bản thân cũng như việc phát triển những vùng kém phát triển của bản thân.
Phê bình lí thuyết Học tập Trải nghiệm
Lí thuyết học tập trải nghiệm (được cho rằng) không tương thích với vai trò của sự hướng dẫn không trải nghiệm phản tỉnh trong chu trình học tập. Trong khi lí thuyết có thể hợp lí trong phân tích sự xảy ra quá trình học tập cho mỗi cá nhân, nó lại không quan tâm đến việc quan sát quá trình học tập diễn ra trong một nhóm xã hội lớn. Làm cách để sự tương tác của một cá nhân với một nhóm lớn hơn có thể ảnh hưởng đến chu trình học tập trải nghiệm?
Phong cách học tập có thể không phải lúc nào cũng ổn định. Như ví dụ, một nghiên cứu được công bố vào năm 1999 cho rằng những người trưởng thành trên 65 tuổi có khuynh hướng trở nên tinh ý và phản tỉnh hơn trong quá trình học tập[2]. Một số phê bình khác đề cập đến việc lí thuyết này hạn chế và tập trung một cách chi li.
Hiểu biết về sự ưu tiên học tập cá nhân có thể giúp ích, nhưng nó không thật sự cần thiết theo nghĩa rằng bạn không thể học theo một cách thức nào đó khác hoặc sự lựa chọn phong cách ưa thích cá nhân luôn luôn giống nhau.
[1] Kolb, D. A. Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development. New Jersey: Prentice-Hall; 1984.
[2] Truluck JE, Courtenay, BC. Learning Style Preferences Among Older Adults. Educational Gerontology. 1999;25(3):221-236.